Xin chào quý khách, chắc hẳn các bạn đang muốn biết về quy trình xây dựng nhà phố từ khâu ban đầu đến hoàn thiện nhà ở. Bạn luôn băn khoăn những câu hỏi như: Chọn mua đất như thế nào? Quá trình xây dựng nhà phố cần những gì? Chi phí xây dựng là bao nhiêu? Cần những thủ tục pháp lý và giấy tờ gì để có thể tiến hành xây dựng?,… Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu bạn khiến bạn rất khó khăn trong việc giải quyết.
Sau đây công ty cổ phần Tấn Phát xin giới thiệu cho quý khách những quy trình xây dựng nhà phố từ khâu ban đầu cho đến hoàn thiện nhà. Bạn hãy dành thời gian ra xem 10 bước sau nhé:
- Mua đất nền
- Lập hồ sơ thiết kế xây dựng
- Thủ tục pháp lý
- Chọn nhà thầu thi công xây dựng
- Chuẩn bị thi công
- Thi công phần móng, công trình ngầm
- Thi công phần thô thân, mái
- Thi công hoàn thiện công trình
- Thi công nội thất
- Bảo hành kĩ thuật
1. Mua đất nền
Để lựa chọn được một miếng đất nền tốt và ưng ý thì quý khách cần lưu ý các vấn đề sau:
- Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất khi chọn mua một nền đất là tính pháp lý: Miếng đất này cần có sổ hồng (hoặc sổ đỏ) cũng như các giấy tờ hợp lệ có giá trị pháp lý tương đồng.
- Vị trí và môi trường của đất nền phải tốt và phù hợp với nhu cầu: Miếng đất nên nằm ở khu an ninh tốt, hệ thống đường sá, điện nước đầy đủ, gần các khu vực như chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học,…
- Một yếu tố khác là về phong thủy của miếng đất cũng khá quan trọng mà bạn cần lưu ý.
2. Lập hồ sơ thiết kế xây dựng
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng nhà phố là thực hiện lập hồ sơ thiết kế xây dựng để tiện cho việc xin giấy phép xây dựng nhà. Quý khách nên chọn nhà tư vấn thiết kế uy tín, có đủ năng lực để thực hiện hồ sơ cho mình. Với việc chọn được nhà thiết kế tốt, chuyên nghiệp, họ sẽ giúp bạn xây dựng lên những bản thiết kế nhà phố vừa thỏa mãn tính thẩm mỹ, vừa đáp ứng với kết cấu, chất lượng nhà ở cũng như phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Bên cạnh đó, nhà thiết kế cũng sẽ tư vấn lập hồ sơ thi công, dự toán chi phí xây nhà cũng như tiến độ xây dựng cho ngôi nhà.
3. Thủ tục pháp lý
Trước khi Quý khách tìm đến đơn vị thiết kế và thi công nhà thì bạn cần phải chứng minh được các thủ tục pháp lý và quyền sử dụng đất của mình với miếng đất đó. Lưu ý, nên tìm hiểu kỹ xem miếng đất có nằm trong diện cấm xây dựng hoặc có dự án quy hoạch hay không.
Quý khách cần có đầy đủ hồ sơ về thiết kế xây dựng của đơn vị tư vấn thiết kế có đầy đủ tư cách pháp nhân cũng như chứng chỉ hành nghề.
Nếu như đất nền của bạn không thuộc đất dự án nào thì sau khi xin được giấy phép xây dựng thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước để tránh gặp rắc rối sau này.
4. Chọn nhà thầu thi công xây dựng và vật liệu thi công
Nhà thầu thi công xây dựng chính là đơn vị trực tiếp làm nên ngôi nhà cho bạn. Khâu thi công cũng là giai đoạn tốn nhiều thời gian và chi phí nhất trong quy trình xây dựng nhà phố. Bạn cần phải chọn lựa được nhà thầu có đầy đủ năng lực lực, uy tín và đầy đủ trang thiết bị tốt nhất.
Việc lựa chọn nhà thầu thi công uy tín tận tâm sẽ đảm bảo được chất lượng công trình, hoàn thiện đúng tiến độ thi công và chi phí hợp lý.
Trong hồ sơ thiết kế xây dựng ban đầu, nhà thầu xây dựng sẽ tiến hành lập các hồ sơ thi công bao gồm các công đoạn như: Kế hoạch xây dựng, thời gian hoàn thiện từng phần của ngôi nhà và tổng chi phí thi công,… Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ tổ chức và giám sát thi công cũng như có trách nhiệm thông báo tiến độ cho chủ đầu tư.
Bước tiếp theo trong giai đoạn này là chọn lựa vật liệu thi công.
Thông thường chủ nhà thường khoán cho đơn vị thi công thực hiện công việc chọn lựa vật liệu thi công để có giá thành tốt nhất và chất lượng đồng đều.
5. Chuẩn bị thi công
Trước khi bắt đầu thi công công trình nhà phố thì bạn cần:
Chuẩn bị thủ tục khởi công: Bạn nên gửi một văn bản đến chính quyền địa phương nhằm thông báo bắt đầu xây dựng công trình. Bạn cũng phải thông báo cho các hộ dân liền kề về quá trình xây dựng nhà. Liên tục treo biển báo cho công trình gồm 4 bảng: Cảnh báo công trình, Biển báo công trình, An toàn lao động và Nội quy công trình.
Chuẩn bị nguồn lực thi công bao gồm: Tài liệu kỹ thuật thi công như hồ sơ thiết kế, hồ sơ xây dựng. Lực lượng nhân công gồm giám sát, kĩ sư, công nhân. Nguồn cung ứng vật tư xây dựng. Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình. Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.
Chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng bao gồm phát quang, làm sạch nền đất. Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.
Cần lưu ý rằng công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.
6. Thi công phần móng, công trình ngầm
Giai đoạn thi công phần móng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến tuổi thọ cho công trình. Các khâu đào móng gồm: Đào đất hố móng, gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép, thi công xây dựng khung thép móng và bắt đầu đổ bê tông.
Đối với các công trình dân dụng như nhà phố thì nhà thầu thường sử dụng móng đơn (móng cọc) hay móng bè (thích hợp cho công trình lớn có tầng hầm). Mỗi phương pháp đào móng đều có ưu và nhược điểm khác nhau, nhà thầu sẽ tùy theo từng công trình mà lựa chọn phương án tối ưu nhất. Tiếp theo sau công việc đào móng là đổ đà kiềng, đà giằng, hố ga, hầm chứa nước và xây bể phốt,…
7. Thi công phần thô thân mái
Phần khung của ngôi nhà là nơi chịu lực chính cho mọi công trình, thông thường kết cấu này gồm có 5 thành phần chính là: Cột, dầm, tường, sàn và cầu thang. Khi thi công phần thô thân mái cần phải tuân theo các nguyên tắc: đan théo, ghép cốp pha theo đúng yêu cầu trên bản vẽ kết cấu và quy chuẩn xây dựng. Khi bê tông đã đủ tuổi thì mới được rút cốp pha.
8. Thi công hoàn thiện công trình trong quy trình xây dựng nhà phố
Giai đoạn thi công hoàn thiện công trình sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và diện mạo của ngôi nhà và vẻ đẹp kết cấu. Các công việc chính của giai đoạn này là: Trát tường, ốp lát, láng sàn, lắp ráp trần, sơn bả tường, lắp hệ thống điện nước, hệ thống điện thoại, truyền hình cáp và chống sét,…
Khi thi công hoàn thiện công trình cần phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn. Khi ốp lát cần làm đúng quy định của nhà sản xuất. Viên gạch xây phải thẳng hàng, không xô lệch và mạch gạch đều. Khi thi công lắp đặt hệ thống điện nước và các hệ thông liên lạc thì cần làm đúng như trong bản vẽ kỹ thuật mà không được sai lệch. Hệ thống cấp thoát nước là quan trọng nhất vì nếu làm sai sẽ bị rò rỉ gây mất thẩm mỹ và không an toàn cũng như tốn khá nhiều công sức và chi phí để sửa chữa.
9. Thi công nội thất quy trình xây dựng nhà phố.
Sau khi quá trình thi công hoàn thiện kết thúc, tiến hành thi công nội thất bao gồm các công việc lắp đặt các trang thiết bị nội thất, hoàn thiện các cấu trúc trang trí. Một số yêu cầu khi thi công nội thất là: Các thiết bị nội thất cũng như các cấu trúc trang trí phải được lựa chọn và lắp đặt đúng như hồ sơ thiết kế. Cần tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất so với thiết kế.
10. Bảo hành kĩ thuật
Tùy vào từng loại công trình và đơn vị nhà thầu thi công nhà phố tại TP. HCM mà thời gian bảo hành kỹ thuật khác nhau, Công ty Tấn Phát có chế độ bảo hành cam kết dành cho khách hàng của mình. Liên hệ để được tư vấn tốt hơn về các giải pháp thi công công trình.